Lợi dụng tâm lý khách hàng cần tiền, nhiều đối tượng đã lập ra các App cho vay tiền trên mạng để lừa đảo. Từ số tiền vay chỉ vài triệu đồng dưới áp lực siết nợ, tra tấn tâm lý khách hàng mà khách hàng có khi mất tới vài trăm triệu đồng mà vẫn bị mang tên “con nợ”.

Việc vay tiền qua App núp bóng tín dụng đen đang là hình thức kinh doanh sinh lời tốc độ cao mà các nhóm đối tượng đang hành hoành khiến cho nhiều người lao vào cảnh nợ nần, tinh thần hoang mang, gia đình lục đục “dở sống dở chết”. Điều đáng nói là hầu hết nạn nhân đều không nắm được thông tin về những đối tượng đang lừa đảo cho vay. Các đối tượng  này lại rất tinh vi, thông tường công nghệ nên một khi đã bị vào “vòng ngắm”, sự chăn dắt của chúng thì khách hàng khó mà thoát khỏi vòng vây.

Qui trình cho vay của các app này thường là ban đầu họ vay tiền nhỏ tầm từ 1 đến 5 triệu. Sau đó cứ đến kỳ hạn trả nợ là các app khác tự động xuất hiện mời gọi vay để trả nợ. Kết quả là số app tính đến hàng chục, vài chúc App nhỏ khác vào theo mác hỗ trợ. Lấy tiền app này trả cho app kia để rồi số tiền gốc vay ban đầu có thể khoảng 20 triệu đồng có khi trả lên đến tiền tỷ.

Đơn hàng phải thanh toán của một số APP 

Mới đây, chị Nguyễn Thị Lan Anh -  Ứng Hòa, Hà Nội cũng trong tình trạng trên, vỡ lẽ ra mới biết mình bị lừa. Vào tháng 1/2021 chị Anh có làm hợp đồng vay tín chấp với Công ty tài chính cổ phần điện lực CN TPHCM. Sau khi làm xong một thời gian có nhiều đối tượng cho vay chủ động liên hệ để giới thiệu các khoản vay trên APP điện thoại chỉ cung cấp hình ảnh CMTND là có thể vay.

Theo đơn kêu cứu gửi Công an chị Lan cho biết: Sau khi thao tác xong liên tục có một nhóm gọi cho tôi để giới thiệu các APP khác. Song song, khoảng thời gian đó có rất nhiều các APP, ví tiêu dùng gọi đến cho vay như: Docter đồng, ufun, vaytot, H66… Trong đó có APP Siêu Đồng có nhiều người gọi tư vấn hơn cả. Giới thiệu thủ tục vay đơn giản có thể vay được 20 triệu hoàn trong vòng 3 tháng. Nhưng khi tôi đồng ý làm vay thì trong App Siêu Đồng có rất nhiều app nhỏ. Mỗi app sẽ giải ngân một ít thời hạn chỉ có từ 5 đến 7 ngày. Trong thời gian này tôi đã phải vay của app nhỏ này trả cho app kia tránh nợ lại và tăng lãi như  tôi đã vay của ufun 1.300 đồng và phải đóng trả app 2.000 trong vòng 7 ngày”.

Các đối tượng tìm đủ mọi cách hăm dọa để lấy tiền.

Tất cả các giao dịch được thực hiện trực tuyến, thông qua các trang web hoặc các ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh. Nên đặc biệt nguy hiểm đối với khách hàng là khi khách hàng không muốn vay nhưng các app này liên tục tự động giải ngân. Với trường hợp của chị Anh: Khi thấy số tiền càng ngày càng lớn và bản thân tôi không vay thêm mà có app sẽ tự động gửi đơn hàng và lập tức tự giải ngân vào tài khoản ngân hàng của chị xong gọi điện báo giải ngân thành công.

Ngoài ra, những lời nói siêu có cánh của các nhân viên tư vấn tại các APP này làm người ta vỡ mộng khi lãi “cắt cổ” đè lãi. Từ tổng số tiền được các App chuyển vào tài khoản của chị là: 283.595.700. Tuy nhiên trong vòng 2 tháng, tổng tiền chị Anh đã thanh toán là: 383.243.500 và vẫn còn số tiền nợ lại: 119.865.000

Điều đáng quan ngại hơn nữa chính là việc khủng bố, tra tấn tinh thần của các App này đối với chị Anh khi chậm nộp là nhân viên của App sẽ gọi điện dọa nạt với những lời lẽ xúc phạm danh dự, trấn át tinh thần cả ngày lần đêm từ rất nhiều số điện thoại khác nhau. Đỉnh điểm hơn nữa là chị bị rơi vào trạng thái lo lắng, hoảng loạn khi bị ghép ảnh đồi trụy, ảnh trốn nợ gửi cho người thân, bạn bè, rồi đăng trên các trang mạng trên Zalo, facebook tới những người chị quen biết khiến gia đình chị bị xáo trộn, hoang mang nhiều ngày qua.

Cắt ghép hình ảnh gửi cho người quen gây áp lực cho người bị hại.

Trao đổi nhanh với một cán bộ của phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – công an Thành phố Hà Nội được biết hiện nay các loại tội phạm sử dụng phương thức này đang ngày một tăng. Hầu hết nạn nhân là các cô gái nhẹ dạ, cả tin vào những lời đường mật của các đối tượng. Sau đó lại bị ép bởi nhiều cách khác nhau nên gây ra tâm lý lo lắng không dám tố cáo đến các cơ quan chức năng. Phía cơ quan công an luô khuyến cáo người dân nếu mắc phải tình trạng trên thì phải đến ngay các cơ quan chức năng để trình báo và phối hợp điều tra.

Theo Luật sư Nguyễn Viết Đức -  Trưởng VP Luật sư Trường Phúc -  Đoàn luật sư Hà Nội cho biết: “Căn cứ theo qui định của pháp luật hiện hành, nếu các đối tượng, tổ chức đứng sau các app cho vay tiền dính tới ciệc cho vay với lãi suất cao, khủng bố người vay có thể bị xử lý Hình sự theo điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 có thể phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và phạt từ đến 3 năm.

Đối với hành vi gọi điện đe dọa, tung tin sai, bôi nhọ người vay chưa trả đúng hạn lên mạng xã hội có thể bị truy tố theo điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội Làm nhục người khác có thể phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm”.

Quay lại trường hợp của chị Lan Anh, được biết chị đã nộp đơn lên cơ quan công an huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội và Phòng An ninh mạng phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Thành phố Hà Nội.

Chúng tôi sẽ theo dõi diễn biến của sự việc để thông tin tới bạn đọc./.

Nguồn: kinhdoanhvabienmau


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


    Có thể bạn quan tâm